Bộ khoa học & công nghệ

Đề án Hỗ trợ HST khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025

Hội thảo APEC về Tăng cường đổi mới cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

Trong khuôn khổ của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Bộ Công Thương đã tổ chức "Hội thảo APEC về Tăng cường đổi mới cho các doanh nghiệp khởi nghiệp kéo dài từ ngày 02 tới ngày 05 tháng 10 năm 2017 tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội.

Với sự tham gia của các đại diện quan chức chính phủ các nền kinh tế thành viên APEC; chuyên gia trong lĩnh vực, sở hữu trí tuệ, tài chính, doanh nghiệp; đại diện các hiệp hội liên quan và (CEO) doanh nghiệp nữ từ các nền kinh tế thành viên APEC, hội thảo đã diễn ra với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và thông lệ tốt của các nền kinh tế thành viên APEC trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; chia sẻ kinh nghiệm từ góc độ quản lý và doanh nghiệp nhằm tăng cường vai trò và lợi ích của đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp và khuyến nghị lên APEC nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác về đổi mới sáng tạo.

Buổi hội thảo APEC đã được chia ra làm tám nội dung chính, bao gồm: tổng quan về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực APEC, Chính sách và chiến lược của Nhà nước trong việc thúc đẩy các startups có yếu tố đổi mới, Vai trò của các vườn ươm tạo công nghệ (BI) hoặc tổ chức hỗ trợ kinh doanh (BA) trong đổi mới và chuyển giao công nghệ cho starups, Tối ưu hoá công nghệ từ các trường đại học/các tổ chức nghiên cứu được tài trợ bởi cộng đồng; vấn đề về gọi vốn của các startups, tình hình startups ở Việt Nam; tối ưu hoá đổi mới cho startup; và cuộc thảo luận về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ (Intellectual Property – IP) nhằm tăng cường đổi mới cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups).

Tổng quan về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực APEC

Việt Nam là một trong số những nền kinh tế lớn nhất và ổn định nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thể hiện qua sự tăng trưởng Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP). Tuy vẫn có một số biến động trong những lĩnh vực cụ thể, nhưng nhìn chung sự tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn ổn định hơn so với các nước láng giềng trong ASEAN. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, các ngành kinh tế Việt Nam chủ yếu tăng trưởng nhờ sự gia tăng vào vốn là lao động chứ không tập trung nhiều vào đổi mới sáng tạo. Việt Nam đứng thứ 79 về mức độ hợp tác giữa các ngành công nghiệp và các trường đại học. Vì vậy, đổi mới sáng tạo được kì vọng trở thành động lực chính của tăng trường kinh tế nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nói rộng hơn là tăng cường lợi thế và cạnh tranh của nền kinh tế.

Chính sách và chiến lược của Nhà nước trong việc thúc đẩy các startups có yếu tố đổi mới

Các starups sẽ phải đối mặt với rất nhiều các thử thách. Một số những rào cản lớn nhất đã được đưa ra bàn luận như: Nhân lực, kĩ năng và văn hoá sáng tạo; tài chính và kêu gọi vốn; thời gian để lên kế hoạch và thực hiện, tính đổi mới liên tục; các luật và chính sách từ Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm tạo ra sự thúc đẩy và tạo ra văn hoá cho starups đổi mới sáng tạo, thành lập các chính sách và chương trình để đảm bảo về vốn rủi ro. Ngoài ra Nhà nước có trách nhiệm khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống đòn bẩy vào các chương trình đổi mới, thiết lập ưu đãi để đầu tư vào các khu vực chung thông qua đó tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việc đào tạo đổi mới cũng nên đưa vào trong các môn học vì đổi mới cũng quanh trọng như các môn học cốt lõi khác.Cuối cùng, nhà nước nên xây dựng một cổng doanh nghiệp kinh doanh thông minh.

Vai trò của BI/BA trong đổi mới và chuyển giao công nghệ cho starups.

BA sẽ hỗ trợ những bước đầu tiên cho startups, tăng trưởng doanh nghiệp thông qua các hoạt động nâng cao năng lực, cố vấn và tài trợ cho startups. Các startups sẽ tham gia vào BA trong một khoảng thời gian cố định, và sẽ hoạt động như một bộ phận của công ty. Kinh nghiệm về thúc đẩy kinh doanh là cả một quá trình giáo dục nhanh chóng và mạnh mẽ nhằm thúc đẩy vòng đời của những công ty sáng tạo trẻ, nén giá trị học tập hàng năm chỉ trong một vài tháng.

 

Các cấu phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Tối ưu hoá công nghệ từ các trường đại học/các viện nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ

Tối ưu hoá công nghệ sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho starups phát triển kinh doanh mới, tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn; giúp giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường. Công nghệ mới sẽ tạo ra thị trường và đầu tư toàn cầu, Bên cạnh đó, việc tối ưu hoá công nghệ còn giúp các ngành trong nước có thể đuổi kịp với các đối thủ quốc tế.

Vấn đề chính về gọi vốn của các startups

Tại hội thảo, một số những vấn để chính trong gọi vốn cho starutps đã được nêu ra bao gồm: sự chuyên nghiệp của nhà đầu tư thiên thần – độ quan trọng của họ? nâng cao kiến thức và sự chú ý của startup về gọi vốn; kêu gọi vốn từ cộng đồng – có phải là một yếu tố quan trọng hay không? Các công nghệ tiên phong nào khác sẽ mang lại nhiều hứa hẹn cho startups? Sự hỗ trợ từ nhà nước? Và sự quan trọng của việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tình hình startups ở Việt Nam

Việt Nam hiện đã có một số luật và chính sách nhằm hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng  tạo. Về luật có Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật chuyển giao công nghệ, luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, luật khoa học và công nghệ, luật sở hữu trí tuệ,… Về chính sách, Quyết định số 592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, quyết định số 2075/QD-TTg ngày 11/08/2013: Phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020, hay quyết định số 844/QD-TTg ngày 18/05/2016: Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng  tạo quốc gia đến năm 2025”,…

Ngoài ra, Việt Nam hiện có 470 trường đại học và cao đặng; 40,000 giảng viên đại học; 20,000 giảng viên cao đẳng; 1300 các tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm 2 viện nghiên cứu chính của Chính phủ; 474 các tổ chức thuộc các bộ, ngành, 337 tổ chức địa phương và hiệp hội, tổng cộng khoảng 15,000 người đang làm việc tại các viện nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu, khoảng 20 triệu thanh thiếu niên. Nền kinh tế Việt Nam có khoảng 612,000 doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên tất cả nguồn lực tiềm năng của Việt Nam chưa được tận dụng.

Vì vậy, một số khuyến nghị và đề nghị đã được đưa ra như đầu tư vào các trung tâm hỗ trợ từ cấp trung ương và cấp vùng; hỗ trợ nhân lực và tài chính cho các trung tâm này phát triển sản phẩm; đầu tư vào máy móc để nghiên cứu sản phẩm cũng như chạy thử sản phẩm và kiểm soát được chất lượng; phát triển kết hoạch 5 năm với tầm nhìn 10 năm về lợi thế cạnh tranh của các địa phương; tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế cho đổi mới sáng  tạo; xây dựng kết nối giữa quỹ đầu tư mạo hiểm và các startups.  

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ (Intellectual Property – IP).

IP sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Nếu bạn muốn kiếm tiền, bạn nhất định phải cần IP. IP còn giúp chúng ta giữ khoảng cách đối với đối thủ, tạo ra uy tín cho chính startup đó. IP sẽ cung cấp một quyền thực thi hợp phát để bảo vệ sự sáng tạo/đổi mới/kinh doanh; thu hút nhà đầu tư và các doanh nhân, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn, có thêm dòng doanh thu thông qua việc cấp phép kinh doanh hoặc nhượng quyền thương mại; chống lại các đối thủ cạnh tranh, và thiết lập các thông tin như một nhà khai thác hoặc chủ doanh nghiệp một cách thông minh. 


Bình luận Facebook

Mục tiêu dự án

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp