Bộ khoa học & công nghệ

Đề án Hỗ trợ HST khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025

TP HCM: Hỗ trợ gần 2000 dự án khởi nghiệp

Ngày 10/1, đồng chí Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực  UBND TPHCM, đã chủ trì hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng thành phố đổi mới phát triển” giai đoạn 2017-2022. 

Mục đích của phong trào nhằm tạo động lực mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X. 

Theo UBND TPHCM, tính đến hết tháng 8-2019, trên địa bàn thành phố có 397.574 doanh nghiệp (DN), với tổng vốn điều lệ là 5.470.861 tỷ đồng. TPHCM đã hỗ trợ 1.777 dự án khởi nghiệp, giúp hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh cho 310 dự án, kết nối thị trường trong và ngoài nước cho 550 lượt dự án, tư vấn tài chính cho 280 lượt dự án và phát triển ý tưởng khởi nghiệp cho 920 dự án.

Với chương trình đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thành phố đã tiếp nhận và đang giải quyết hỗ trợ cho 164 dự án của các cơ sở ươm tạo DN… Nhiều DN đã mở rộng quy mô phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị hiện đại, qua đó tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập người lao động, tăng tích tụ vốn, từng bước khẳng định vị thế của DN Việt Nam trong khu vực. 

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, đó là tình trạng chưa quan tâm và chưa có những hoạt động tích cực để hưởng ứng phong trào diễn ra khá phổ biến ở các cấp. Hiện mới chỉ có 1% số DN tham gia phong trào, cho thấy các hoạt động chưa thực sự lan tỏa, chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho DN.

Hỗ trợ hệ sinh thái sáng tạo - khởi nghiệp phát triển vững mạnh ảnh 1

UBND TPHCM tặng bằng khen 15 tập thể và 20 cá nhân thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp TP đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.

Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Đại lý thuế TPHCM, cho biết sau 3 năm thực hiện phong trào thi đua, dù CLB đã có nhiều nỗ lực đồng hành cùng DN nhưng hầu hết DN còn lúng túng khi tiếp cận chính sách thuế, đặc biệt các DN gặp nhiều khó khăn khi bị thanh kiểm tra về thuế và các chuyên ngành khác. Về khởi nghiệp và chuyển đổi hộ kinh doanh, mặc dù có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền và xã hội, nhưng kết quả mang lại không cao. Tỷ lệ DN khởi nghiệp thành công thấp, tạo tâm lý không tích cực cho đơn vị tham gia vận động, tuyên tuyền, hỗ trợ.

Điều này có thể giải thích bằng sự thiếu nhất quán của hệ thống pháp luật DN, như việc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện các điều khoản Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (về vốn, thuế…), cũng như việc chưa tạo sự công bằng giữa các hình thức đóng thuế (thuế khoán, thuế kê khai…), bên cạnh đó là việc áp dụng pháp luật đôi khi chưa thật nghiêm minh, bình đẳng giữa các đối tượng, do một vài đơn vị, cá nhân trong bộ máy nhà nước còn yếu kém về nghiệp vụ và thiếu ý thức trách nhiệm khi thực thi công việc. 

Phát biểu chỉ đạo và kết luận hội nghị, đồng chí Lê Thanh Liêm đánh giá cao vai trò của đội ngũ DN, doanh nhân trong công tác phản biện chính sách pháp luật, đóng góp với Nhà nước cải thiện môi trường kinh doanh, hiến kế phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố.

Trong năm 2020, TPHCM tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị 34 về “tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và Nghị quyết số 35 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 của Bộ Chính trị; tiếp tục triển khai Kế hoạch 3347 của UBND TPHCM về phát động phong trào thi đua “Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng thành phố đổi mới, phát triển giai đoạn 2017-2020”. 

Để thực hiện được các nội dung, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm yêu cầu sở ngành, quận huyện tăng cường phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến, DN có thành tích tiêu biểu để tôn vinh, khen thưởng kịp thời. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua tại TPHCM.

Đồng chí Lê Thanh  Liêm cũng đặt kỳ vọng vào đội ngũ các DN, doanh nhân trong việc không ngừng đổi mới, sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. DN cần tiếp tục phát huy công tác phản biện, hiến kế, đề xuất nhiều giải pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật, đồng thời tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động mang lại lợi ích cho DN, Nhà nước và cho cộng đồng xã hội.

THÚY HẢI


Bình luận Facebook

Mục tiêu dự án

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp