Bộ khoa học & công nghệ

Đề án Hỗ trợ HST khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025

Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA)

Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA)
Được thành lập ngày 23-2-2008, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) - là một định chế hỗ trợ doanh nghiệp chuyên nghiệp, một pháp nhân ngoài công lập, phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam, do doanh nghiệp tự tổ chức và quản lý.  BSA là tổ chức quản trị hoạt động của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) và Câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt.
Mặt hàng trái cây tươi được bày bán tại Phiên Chợ Tết Xanh – Qùa Việt do Trung tâm BSA phối hợp với Trung tâm dịch vụ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phía Nam tổ chức
 
Năm thực hiện nhiệm vụ: Năm 2018

Nhiệm vụ thực hiện: Hỗ trợ hoạt động của các tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm tắt nội dung: Dự án “Hỗ trợ hoạt động của các tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” cho đối tượng là doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên Chương trình xây dựng những bài giảng và thực hành nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận, phỏng vấn tìm hiểu nhu cầu khách hàng tiềm năng. Bao gồm năm nhóm nội dung đào tạo: 1/ Huấn luyện nâng cao; 2/ Đào tạo chuyên sâu; 3/ Hội thảo – kết nối hệ sinh thái, doanh nghiệp tiềm năng, thuyết trình gọi vốn đầu tư; 4/ Hợp tác quốc tế phát triển dự án; 5/ Ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tăng trưởng bền vững. Dự án là sự kế thừa của ba hoạt động mà Trung tâm BSA đã thực hiện suốt 11 năm qua: chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao, Diễn đàn Đổi mới sáng tạo quốc tế (IIBF) và Câu lạc bộ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các hoạt động sẽ được chia tách theo năng lực của hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương, xây dựng bộ giáo trình giảng dạy theo 2 mức độ nâng cao cấp độ 1 và nâng cao cấp độ 2. Dự án cũng nhằm tìm kiếm, tôn vinh và ươm tạo các sáng kiến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các địa phương, kết lại thành chuỗi giá trị để tham gia triển lãm TechFest và từng bước tiếp cận hệ sinh thái khởi nghiệp thế giới.


Hoạt động triển khai:

Nội dung 1: Tổ chức 03 lớp huấn luyện nâng cao cấp độ 1 về khởi nghiệp ĐMST các địa phương Kiên Giang, Tiền Giang, Tp. HCM (mỗi lớp 50 người, học 03 ngày cuối tuần)
Lớp huấn luyện dành cho những doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập, có tiềm năng tăng trưởng; Có nhu cầu phát triển nhưng chưa được trang bị kiến thức nhiều và chưa có kinh nghiệm nhiều lĩnh vực khi hoạt động
Đơn vị chủ trì thực hiện dự án sẽ Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và chọn lọc dự án khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tăng trưởng nhanh và nhân rộng mô hình ra các địa bàn khác để có hướng tiếp tục đào tạo nâng cao cấp độ 2 (theo QĐ 844- phân biệt với khởi sự kinh doanh).
Lớp huấn luyện nâng cao cấp độ 1 nhằm bồi dưỡng kiến thức khởi sự kinh doanh. Nâng cao năng lực doanh nghiệp; Hướng dẫn phương pháp tiếp cận, trao đổi với khách hàng, thị trường để tìm hiểu nhu cầu khách hàng tiềm năng nhằm chuyển đổi sản phẩm cho phù hợp.
Xây dựng hệ thống phân phối, phát triển sản phẩm. Quy trình ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển tài nguyên bản địa vào du lịch.

Nội dung 2: Tổ chức 08 lớp huấn luyện nâng cao cấp độ 2 về khởi nghiệp ĐMST, dự kiến tại An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Giang (mỗi lớp 40 người, 05 ngày/ lớp).
Huấn luyện, đào tạo chuyên sâu những kiến thức nâng cao trong kinh doanh, xây dựng thương hiệu, đàm phán ký kết hợp đồng, Thuyết trình mời gọi vốn đầu tư dự án; Cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất ứng dụng Công nghệ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Nông nghiệp, du lịch;
Chọn lọc dự án khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tăng trưởng nhanh, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh sang địa phương khác.
Giới thiệu được mô hình kinh doanh tham gia các hoạt động có quy mô lớn trong và ngoài nước và ký kết Hợp đồng đầu tư cho dự án khởi nghiệp.

08 lớp xây dựng chiến lược kinh doanh, quản trị dòng tiền và phương thức gọi vốn đầu tư, đàm phán ký kết hợp đồng nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST lĩnh vực Nông nghiệp kết hợp du lịch. Thực hiện quy trình ứng dụng công nghệ để phát triển tài nguyên bản địa.
Có tiềm năng liên kết, ký kết thỏa thuận với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST khác; thúc đẩy kết nối mở rông thị trường, hệ thống phân phối cho sản phẩm, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

Nội dung 3: Tổ chức 03 Hội Thảo “Kết nối nguồn lực- chia sẻ thông tin” về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, dự kiến tại Tp. HCM, Hà Nội, An Giang (mỗi đợt có 200 người dự trong 1 ngày).
Giới thiệu, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các mô hình khởi nghiệp tăng trưởng bền vững, các Chuyên gia hàng đầu nhiều lĩnh vực với hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST khác nhằm liên kết, thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng Hệ sinh thái khởi nghiệp trong và ngoài nước;
Ký kết phát triển mô hình khởi sự kinh doanh. Ký kết được hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp (theo QĐ 844 - phân biệt với khởi sự kinh doanh) để xác định đúng đối tượng đào tạo nâng cao (nhiệm vụ số 2).

Hoạt động 1:
Tổ chức Hội Thảo “Kết nối nguồn lực - chia sẻ thông tin” về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST (Tp. Hà Nội).
Hoạt Động 2:
Tổ chức Hội Thảo: Kết nối nguồn lực, chia sẻ thông tin” về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST dự kiến tại Tp. HCM và Tỉnh An Giang.
Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp với các Vườn ươm Nông nghiệp công nghệ, các Trường đại học tại Tp. HCM, Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), với Saigon Innovation Hub (SIHUB) Tp. HCM với các tổ chức khởi nghiệp trong nước và trong khu vực quốc tế. Ký kết được hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Nội dung 4: Nâng cấp dự án đạt giải tại cuộc thi dự án khởi nghiệp 2018 tham gia Techfest do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Dự kiến 05 sản phẩm nổi trội, phù hợp với tiêu chí độc đáo, mới, sáng tạo phù hợp với tiêu chí của Techfest sẽ được đầu tư thêm để đủ điều kiện tham gia với các dự án khác của cả nước. (Đơn vị tự cân đối kinh phí hỗ trợ.)

Nội dung 5: Hỗ trợ nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được nhận đỡ đầu từ các chuyên gia và doanh nghiệp đầu ngành, tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Xác định nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST (5 đến 10 doanh nghiệp) có khả năng tăng trưởng nhanh và nhân rộng mô hình (theo QĐ 844- phân biệt với khởi sự kinh doanh) để xác định đúng đối tượng đào tạo nâng cao (nhiệm vụ số 2).
Giới thiệu và kết nối các doanh nghiệp với các chuyên gia và doanh nghiệp hàng đầu: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được ít nhất 01 chuyên gia và/hoặc doanh nghiệp đầu ngành nhận kèm cặp và đỡ đầu. (Đơn vị tự cân đối kinh phí hỗ trợ.)

Thông tin đơn vị:
CÔNG TY NGHIÊN CỨU KINH DOANH VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP (BSA)

60/2 Lý Chính Thắng, Phường 8, Q.3,TPHCM
ĐT: (84) 28.38466136
Website: http://bsa.org.vn/
Email: info@bsa.org.vn

Các đơn vị liên quan

Công ty TNHH Phần mềm Bút chì màu (Color Pencils)

Trường Đại học Vinh

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh (Saigon Innovation Hub)

Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ - Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC)

Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội - BKHoldings

VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam

Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online)

Mục tiêu dự án

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp