Bộ khoa học & công nghệ

Đề án Hỗ trợ HST khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025

Các giải pháp để thúc đẩy việc hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Để thúc đẩy ĐMST, khuyến khích hoạt động khởi nghiệp và đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST, đồng thời học tập kinh nghiệm xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của một số nước trên thế giới, Bộ KH&CN đề xuất một số cơ chế, chính sách cần thiết được ban hành, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đề xuất phát triển đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như đơn giản hóa thủ tục chứng nhận đầu tư, thủ tục thành lập Quỹ đầu tư và thủ tục công nhận Quỹ đầu tư; Bổ sung lĩnh vực đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST vào một trong các lĩnh vực ưu đãi đầu tư; xây dựng danh mục hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương ưu tiên mua sắm công các sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước; tiến hành xây dựng quỹ đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST tại các trường đại học, viện nghiên cứu, địa phương để đầu tư vốn mồi cho khởi nghiệp ĐMST; Đề xuất gói tín dụng ưu đãi của Ngân hàng nhà nước cho khởi nghiệp ĐMST, trong đó chấp nhận giao dịch bảo đảm bằng giá trị tài sản trí tuệ, giá trị dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST;triển khai các hoạt động nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định việc thành lập, hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm, trung gian online gọi vốn cộng đồng bằng cổ phần và sàn giao dịch cổ phần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.
Thứ hai, đề xuất phát triển Quỹ đầu tư của Chính phủ, trung ương, các cấp, các ngành cho khởi nghiệp ĐMST. Những Quỹ đầu tư này có thể giống như các Quỹ đầu tư mạo hiểm khác hoặc có thể đầu tư song hành với các Quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần. Cụ thể là, đề xuất sử dụng Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để đối ứng đầu tư hoặc cho các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân vay để đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST.

Thứ ba, xây dựng, phát triển môi trường kinh doanh thông thoáng, bền vững như đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục, giấy phép con, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin và kinh doanh trực tuyến; nghiên cứu, đề xuất đơn giản hóa thủ tục thành lập, chuyển nhượng vốn, giải thể doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và các nhà đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thứ tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua phát triển cơ sở dữ liệu bảo hộ sở hữu trí tuệ, đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ; thiết lập mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ, tư vấn, tra cứu, khai thác thông tin công nghệ, sáng chế, sở hữu trí tuệ.
Thứ năm, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài như đặt văn phòng đại diện, điểm giao dịch cho các khu hỗ trợ khởi nghiệp của Việt Nam tại các nước phát triển khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm;  hỗ trợ cung cấp các thông tin về thị trường trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; kết nối các tập đoàn, công ty lớn trong nước, các tập đoàn đa quốc gia làm khách hàng cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; cập nhật, ban hành các tiêu chuẩn chất lượng, hàng hóa của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Nghiên cứu, đề xuất đơn giản hóa và rút ngắn thời gian, thủ tục đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, hàng hóa cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.
Thứ sáu, nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt quan tâm tới các ưu đãi thuế, bao gồm: thuế thu nhập cá nhân (dành cho cá nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo), thuế thu nhập doanh nghiệp (dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST) và thuế chuyển nhượng vốn (dành cho các nhà đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo); sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh để điều chỉnh quy định về bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp sao cho phù hợp với trường hợp nhà nước đầu tư vào lĩnh vực khởi nghiệp ĐMST.
Thứ bảy, chú trọng đầu tư, phát triển các khu tập trung dịch vụ dành riêng cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp làm việc trong các không gian này với giá ưu đãi, phát triển và liên kết, phối hợp với các tổ chức nước ngoài tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu, đào tạo, tập huấn thường xuyên dành cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các không gian này.
Thứ tám, phát triển, hỗ trợ các kênh tư vấn với chi phí ưu đãi dành cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về luật pháp, cơ chế, chính sách, phát triển kinh doanh, đầu tư khởi nghiệp, tài chính, kế toán và các dịch vụ cần thiết khác.
Thứ chín, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển khởi nghiệp trong trường đại học như  kết nối trường đại học với các viện nghiên cứu và nhất là với các doanh nghiệp; đưa không khí, tinh thần khởi nghiệp chung vào trường đại học, từ đó không chỉ cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và còn là những cá nhân khởi nghiệp tiềm năng; Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về việc Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp” và trình Thủ tướng Chính phủ vào quý I năm 2017; Cho phép thực hiện thí điểm chương trình đào tạo chuyên ngành khởi nghiệp ĐMST theo mô hình quốc tế (phối hợp giữa quỹ đầu tư mạo hiểm, cơ sở đào tạo trong nước, cơ sở đào tạo nước ngoài) tại trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng, dạy nghề và phổ thông trung học.
Cuối cùng, tiến hành các hoạt động kết nối quốc tế như phát triển các hoạt động như kêu gọi và hỗ trợ (visa, địa điểm) cho các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam; tổ chức các chuyến công tác, nghiên cứu, học tập, tham dự sự kiện khởi nghiệp lớn quốc tế; cử cán bộ thực tập làm việc tại các khu hỗ trợ khởi nghiệp ở nước ngoài và tiếp nhận chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài vào các khu hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam; thiết lập và phát triển mạng lưới người Việt ở nước ngoài khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tại các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty công nghệ, khu khởi nghiệp ở các nước trên thế giới và kết nối với các cơ sở trong nước, v.v.
 
 

Bình luận Facebook

Mục tiêu dự án

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp