Bộ khoa học & công nghệ

Đề án Hỗ trợ HST khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025

Hệ sinh thái khởi nghiêp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2017

Tính đến nay, tại Việt Nam có khoảng 30 quỹ đầu tư mạo hiểm cho startup đang hoạt động, tăng khoảng 10 quỹ so với năm 2015 (ví dụ một số quỹ như: IDG Ventures, CyberAgent Ventures, VinaCapital, 500 startups, Mekong Capital, DFG Vinacapital, Sumitomo, Kusto Tiger IT Fund, IDT, v.v.).
Tính đến nay, tại Việt Nam có khoảng 30 quỹ đầu tư mạo hiểm cho startup đang hoạt động, tăng khoảng 10 quỹ so với năm 2015 (ví dụ một số quỹ như: IDG Ventures, CyberAgent Ventures, VinaCapital, 500 startups, Mekong Capital, DFG Vinacapital, Sumitomo, Kusto Tiger IT Fund, IDT, v.v.).
Số lượng nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng. Hầu hết đây là doanh nhân khởi nghiệp đã thành công ở thế hệ đầu thực hiện đầu tư cho các startup thế hệ sau, người Việt Nam ở nước ngoài và nhà đầu tư thiên thần từ nước ngoài và ở Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành một số mạng lưới đầu tư thiên thần như VIC Impact, HATCH! Angel Network, iAngel (Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Việt Nam).
Theo thống kê sơ bộ của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, hiện có khoảng 23 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA) (tăng thêm 3 vườn ươm và 2 tổ chức thúc đẩy kinh doanh so với năm 2015)                               
Ở Việt Nam cũng đã hình thành được một số mạng lưới cố vấn hỗ trợ DNKN như: Mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs Mentoring Network), Tổ chức SECO (Thụy Sĩ), Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP2) đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp, các cố vấn chuyên gia, các nhà doanh nhân nằm trong dự án Ươm Mầm của HATCH!.

Hiện nay trên cả nước có khoảng 30 khu làm việc chung. Như vậy, chỉ trong 1 năm, số lượng các khu làm việc chung đã tăng thêm 10 khu và còn đang tiếp tục mở rộng, đáp ứng cả nhu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhu cầu đào tạo, kết nối của startup, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh (Fablab Sai Gon, Dreamplex, Saigon Coworking, Citihub, Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TPHCM (ITP), v.v) và Hà Nội (Toong – Tổ ong; UP; BKHUP, Fablab Hà Nội, v.v.). Ngoài ra còn có không gian sáng tạo là mô hình phổ biến trên thế giới nhưng mới ở Việt Nam, cho phép cá nhân, DNKN có thể sử dụng trang thiết bị như máy in 3D, máy CND để làm sản phẩm mẫu (Fablab Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Hackanoi và Innovation Lab SHTP-IC). Các con số ấn tượng trên, các hoạt động khác nhằm kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước, quốc tế và thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp diễn ra ngày càng sôi nổi và thu hút được sự quan tâm của nhiều thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Trong năm 2016, một số sự kiện khởi nghiệp lớn có thể nhắc đến: Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Startup Wheel 2016 tại Ngày hội Khởi nghiệp (Startup Day) do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) và Hội Doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh (YBA) phối hợp tổ chức; Chương trình Khởi nghiệp quốc gia do báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; HATCH! Fair là sự kiện thường niên do Hatch! Ventures tổ chức; Đặc biệt sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (TECHFEST) Việt Nam 2016, do Bộ BH&CN chủ trì, phối hợp tổ chức cùng các tổ chức chính trị - xã hội và các đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp đã để lại ấn tượng đối với cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam và khu vực.
Bên cạnh đó, một số sự kiện khởi nghiệp dành riêng cho sinh viên cũng đã được tổ chức tại các trường Đại học để thúc đẩy văn hoá khởi nghiệp cho giới trẻ như: Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên (Startup Student Ideas) của Hội sinh viên Việt Nam; Khởi nghiệp cùng Kawai (ĐH Ngoại thương); I-Startup (ĐH Kinh tế Quốc dân); Cuộc thi khởi nghiệp Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Các chương trình truyền hình thúc đẩy văn hóa, tinh thần khởi nghiệp cũng ngày càng đa dạng và hấp dẫn với những thông tin hữu ích về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Có thể kể đến như chuỗi chương trình “Quốc gia khởi nghiệp” của VTV ra đời nhằm mục đích khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam (với hai sự kiện mở màn của chuỗi chương trình là “Cánh buồm khởi nghiệp” và “Cuộc phiêu lưu của hạt giống”; Series “Sáng tạo khởi nghiệp” mang đến một bức tranh toàn cảnh về tình hình khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam hiện nay; chương trình Café Khởi nghiệp của Đài truyền hình TP HCM là nơi các Startup Startup và các nguồn lực hỗ trợ Startup gặp gỡ, chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm, cơ hội, thách thức của Khởi nghiệp.
 
 

Bình luận Facebook

Mục tiêu dự án

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp