Bộ khoa học & công nghệ

Đề án Hỗ trợ HST khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025

HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP CỦA CẦN THƠ NĂM 2020

Cần Thơ ban hành một loạt các chương trình, kế hoạch để hỗ trợ khởi nghiệp

“Năm 2035, Cần Thơ phấn đấu trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước”.

Đó là mục tiêu Đảng bộ và Chính quyền TP. Cần Thơ đề ra trong Chương trình số 52-CTr/TU ngày 16 tháng 12 năm 2019 về thực hiện Nghị quyết số 52- NQ/TW. Chương trình cũng đã đưa ra một số chủ trương, chính sách cụ thể như “Áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước vào một số ngành nghề kinh doanh mới, doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để thúc đẩy tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và “…Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiêp đổi mới sáng tạo (HST KNĐMST). Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ các doanh nghiệp… nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND thành phố cũng ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 06/4/2020 về đẩy mạnh hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Chỉ thị đã đưa ra những giải pháp, nhiệm vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và khởi nghiệp sáng tạo. Ngoài ra để hỗ trợ việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, UBND thành phố đã ban hành các kế hoạch, hoạt động liên quan, cụ thể như:

- Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ về việc khởi sự doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ đến năm 2020 (do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện) ;

- Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 về việc hỗ trợ phát triển HST KNĐMST TP. Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (tổng kinh phí từ ngân sách địa phương 14,8 tỷ đồng, do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện);

- Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 27/4/2018 về việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn TP. Cần Thơ (do Hội liên hiệp Phụ nữ chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện);

- Dự thảo Nghị quyết quy định nội dung và mức chi ngân sách Nhà nước hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP. Cần Thơ theo Thông tư số 45/2019/ TT-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;

Thêm vào đó, UBND thành phố đã giao cho Sở giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

Kết quả hoạt động

Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, công tác đào tạo về khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức đồng bộ và đa dạng, qua đó đã kết nối được với các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của TP. Cần Thơ; từng bước huy động thêm các nguồn lực về chuyên gia, kinh phí nhằm đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của thành phố theo hướng hội nhập sâu rộng và có hiệu quả.

Hoạt động đào tạo, cung cấp thông tin, kiến thức về khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo với hơn 59 chương trình đào tạo, hội thảo, tọa đàm, mini talkshow được tổ chức cho hơn 5.200 lượt tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp tham dự. Các sự kiện đã cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp những kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tâm thế khởi nghiệp, đồng thời góp phần kết nối các nguồn lực.

Hoạt động truyền thông cung cấp thông tin, kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo thông qua Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo (www.canthostartup.vn), các phương tiện truyền thông xã hội (có kiểm soát như fanpage, zalo,...) đã tiếp cận đến khoảng 120.000 lượt cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp KNĐMST trên địa bàn TP. Cần Thơ và các tỉnh, thành trong nước góp phần thúc đẩy và phát triển các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong và ngoài thành phố.

 


Thành phố đã hình thành 2 mạng lưới liên kết: mạng lưới liên kết Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ - CanTho Startup Ecosystem với 09 thành viên; mạng lưới Vườn ươm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 07 thành viên và hiện là thành viên Mạng lưới Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long - Mekong Startup Network với 23 thành viên thuộc các tỉnh ĐBSCL.

Hai quỹ đầu tư và phát triển khởi nghiệp được thành lập: quỹ đầu tư và phát triển khởi nghiệp YBA - BlockUp được thành lập từ nguồn xã hội hóa do Công ty Cổ phần TRUSTpay và Hội Doanh nhân trẻ TP. Cần Thơ thành lập; khởi nghiệp MeKong (Startup MeKong cùng đối tác thành lập 1 quỹ đầu tư cá nhân với hình thức đầu tư cổ phần tư nhân đối tượng đầu tư dự án nông nghiệp có ứng dụng công nghệ và dự án truyền thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, dự án nội dung số, ứng dụng di động, blockchain.

Hình thành và đưa vào hoạt động 6 không gian hỗ trợ khởi nghiệp, không gian làm việc chung nhằm giúp kết nối hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên, doanh nghiệp, những dự án startups mới tại TP. Cần Thơ gồm:

1. Không gian Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - (CASTI Hub, Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ;

2. Không gian sáng chế - Đại học Cần Thơ (MIS - CTU) thuộc khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ;

3. Không gian làm việc chung được quản lý bởi Up reen Life thuộc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Cần Thơ;

4. Không gian làm việc chung thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ;

5. Tòa nhà BlockUp Cần Thơ thuộc Công ty Cổ phần BlockUp Cần Thơ;

6. Không gian Startup Mekong Delta thuộc Công ty TNHH Tư vấn Năng lượng công nghệ và Quản trị kinh doanh ETM.


 



Thành phố Cần Thơ hiện có 14 tổ chức khoa học công nghệ, vườn ươm công nghệ, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công lập và ngoài công lập, trong đó có 1 tổ chức khoa học công nghệ, 1 vườn ươm công nghệ và 12 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và tập hợp được khoảng 100 dự án/ý tưởng khởi nghiệp có yếu tố sáng tạo của các cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp được hình thành với nhiều tiềm năng phát triển thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin, vận tải./.
 

Theo Bản tin khởi nghiệp số 26.2021

 

Bình luận Facebook

Mục tiêu dự án

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp