Bộ khoa học & công nghệ

Đề án Hỗ trợ HST khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025

Phát huy vai trò kiều bào xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hiện có khoảng 5,3 triệu kiều bào đang sinh sống, học tập và làm việc tại trên130 quốc gia và vùng lãnh thổ, hội nhập tốt với sở tại, đã và đang phát huy vai trò của mình. Đồng thời, lượng kiều hối hàng năm bà con gửi về ngày càng tăng, đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Trong 5 năm gần đây, tổng kiều hối đạt hơn 71 tỷ USD (tăng trưởng trung bình 6%/năm), góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Tính đến tháng 10/2020, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD. Đáng chú ý, hiện thế hệ trẻ, sinh viên ra nước ngoài học tập ngày càng gia tăng, đóng góp cho sự phát triển của đất nước cho dù ở lại nước bạn hay trở về quê hương. Mỗi năm trung bình có khoảng 500 lượt nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy, triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu chung, cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư phát triển doanh nghiệp (chưa kể số người tham gia các hội nghị, hội thảo ngắn ngày trong nước).

Xác định nguồn lực NVNONN là nguồn lực quan trọng cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc hoạch định đường lối và chính sách cần thiết, tạo thuận lợi cho kiều bào ta trở về đầu tư, kinh doanh, hợp tác phát triển… tại Việt Nam, tích cực tham gia đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Peter Hồng (kiều bào tại Australia) cho rằng, đã là doanh nghiệp thì việc khởi nghiệp, đầu tư ở bất kỳ quốc gia nào cũng được. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp kiều bào khởi nghiệp đầu tư tại Việt Nam cho thấy “cái được” rất nhiều, đó là quê nhà, là sự nỗ lực vươn lên, là ý tưởng sáng tạo từ trong nội lực của mỗi con người Việt Nam. Ông Peter Hồng khẳng định việc cùng ngôn ngữ, văn hóa đã có 50% cơ hội thành công cho doanh nghiệp. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay Chính phủ, chính quyền địa phương đã và đang tạo nhiều cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp kiều bào thì đây là cơ hội tốt nhất để khởi nghiệp và đầu tư tại Việt Nam.

Ông Jonathan Việt Phạm (kiều bào tại Thụy Sĩ) cho biết, theo ông được biết mỗi năm có khoảng 3.000 chuyên gia, doanh nghiệp kiều bào về nước tìm cơ hội khởi nghiệp, tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt được mong muốn do việc kết nối còn những khó khăn nhất định. Trong đó phải kể đến hoạt động của các vườn ươm, hệ sinh thái khởi nghiệp tại thành phố chưa đa dạng, còn rời rạc; việc xây dựng hệ thống dữ liệu kết nối chỉ dừng ở mức khiêm tốn so với nhu cầu thực tiễn của các loại hình khởi nghiệp. Theo đó, muốn phát huy hiệu quả các nguồn lực từ kiều bào, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa cộng đồng doanh nhân kiều bào với các doanh nghiệp trong nước cũng như với thế hệ trẻ, sinh viên. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống dữ liệu kết nối kiều bào và doanh nghiệp Việt Nam rất cần thiết trong giai đoạn này.
 

Theo quehuongonline.vn

Bình luận Facebook

Mục tiêu dự án

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp