Bộ khoa học & công nghệ

Đề án Hỗ trợ HST khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025

HI-TECH KONEC AR/VR – VIỆT NAM ĐANG ĐI ĐƯỜNG TẮT, NHƯNG ĐI ĐÚNG ĐƯỜNG

Tiếp nối thành công hội thảo Hi-Tech Konec Big Data (Dữ liệu lớn) diễn ra vào ngày 18/10/2017 tại KiCoworking Space, Hà Nội; KisStartup, Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp khu công nghệ cao Hoà Lạc cùng Innovatube tiếp tục tổ chức hội thảo Hi-Tech Konec Ar/VR vào sáng nay, ngày 24/10/2017.

Ông Bùi Thành Đô (phải) và ông Nguyễn Chí Thanh (trái) chia sẻ về công nghệ AR/VR

Ngày 24/10/2017, hội thảo thứ 3 –Hi-Tech Konec AR/VR – nằm trong chuỗi sự kiện liên kết nối Chuyên gia – Doanh nghiệp – Startup trong khuôn khổ TECHFEST 2017 với chủ đề Ứng dụng công nghệ Thực tế ảo/Thực tế tăng cường (AR/VR) do KisStartup, Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp Khu công nghệ cao Hoà Lạc và Innovatube phối hợp tổ chức.

Tiếp nối thành công hội thảo Hi-Tech Konec Big Data (Dữ liệu lớn) diễn ra vào ngày 18/10/2017 tại KiCoworking Space, Hà Nội; KisStartup, Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp khu công nghệ cao Hoà Lạc cùng Innovatube tiếp tục tổ chức hội thảo Hi-Tech Konec Ar/VR vào sáng nay, ngày 24/10/2017.

Tham dự hội thảo có sự góp mặt của ông Bùi Thành Đô – Giám đốc Kinh Doanh tại Công ty Co-Well Asia, tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm, chuyên cung cấp các giải pháp tối ưu và tiên tiến nhất về hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Hiện Co-Well Asia đang là đối tác phát  triển ứng dụng VR, AR, IoT cho các tập đoàn lớn ở Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, tới tham dự toạ đàm còn có sự góp mặt của ông Nguyễn Chí Thanh – CEO đồng thời là nhà sáng lập Công ty Cổ phần Truyền thông Toàn Dũng Media), công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ 3D Scanning.

Thông qua buổi toạ đàm, hai diễn giả chia sẻ về xu hướng ứng dụng công nghệ AR/VR trong các lĩnh vực cũng như hiện trạng ứng dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ liên quan đến công nghệ AR/VR tại Việt Nam. Mở đầu cho buổi toạ đàm, ông Đô cho hay AR, VR đều có chung chữ “reality”, có nghĩa là ảo. VR tạo ra không gian ảo hoàn toàn để đưa nội dung số hay những tương tác từ thế giới khác vào thế giới hiện tại, tái tạo không gian bằng kỹ thuât số. Còn AR là sự kết hợp giữa thế giới thật và ảo, đưa nội dung ảo vào thế giới thật. Còn theo ông Thanh, thời gian đầu tìm hiểu chúng ta nên phân biệt rõ AR và VR, nhưng về sau chúng ta nên kết nợp AR và VR để làm ra những sản phẩm tốt nhất.

Cũng tại buổi toạ đàm, hai diễn giả đã trao đổi về những điều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các tổ chức cần chuẩn bị để nắm bắt thời cơ và đối mặt với thách thức mà công nghệ AR/VR mang lại. AR, VR đều là công nghệ mới. Tuy nhiên, không phải cứ công nghệ mới thì có thể áp dụng và giải quyết được mọi vấn đề. Lấy ví dụ cụ thể như có một sản phẩm vòng ngọc trai, nhà sản xuất có thể cho khách hàng thấy toàn bộ vòng theo các chiều cho đẹp và tạo ra cảm xúc cho người mua bằng cách áp dụng VR hay AR? Ông Đô cho biết, AR sẽ tạo ra ứng dụng để khách hàng có thể nhìn thấy bản thân mình đeo chiếc vòng đó nhìn như thế nào còn VR có thể sẽ tạo ra một chiếc kính để khách hàng có thể thấy người mẫu đeo vòng đó trông sẽ ra sao. Trong trường hợp này AR sẽ hợp lý hơn VR để nhà sản xuất ứng dụng. Tuy nhiên, ông Đô và ông Thanh đều cho rằng liệu đối với sản phẩm ngọc trai, AR/VR có thể tối ưu được như những phương pháp cũ hay không? Vì làm ra vòng 3D của một chiếc vòng khá khó, hơn nữa để tạo ra mô hình ba chiều cho những doanh nghiệp thương mại đơn thuần, khách hàng sẽ phải trả giá cho chiếc vòng tương đối cao. Đấy chính là một nhược điểm của VR/AR trong trường hợp này.

Qua ví dụ cụ thể trên, ông Thanh cho rằng để áp dụng VR/AR, các doanh nghiệp cần tối ưu về nhiều mặt: mặt cảm quan, mặt chi phí và phải có sự giao lưu trực tiếp, tương tác phải tốt hơn.

 

Các doanh nghiệp và startups tương tác cùng hai chuyên gia.

Tại toạ đàm, hai diễn giả đã chia sẻ về tình hình áp dụng VR/AR trên thế giới và ở Việt Nam. Các “ông lớn” trên thế giới như Google, Facebook đều đã phát triển VR/AR rất tốt. Hay như IKEA, họ dùng VR/AR cực kỳ triệt để trong chiến dịch truyền thông của họ. Các diễn đàn lớn dự đoán rằng cho đến năm 2020, các thiết bị AR/VR sẽ có giá từ $200 đến $250. Thị trường đang đi rất nhanh, nhưng thế giới lại chưa đi quá xa, Việt Nam đang đi đường tắt, nhưng đi đúng đường. Chúng ta nên đi theo trào lưu thế giới đặc biệt là việc áp dụng VR/AR vào ngành du lịch để đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.


Các đại biểu cùng chụp ảnh kỉ niệm với nhau

Một hoạt động không thể thiếu tại Hi-Tech Konec đó là doanh nghiệp và các tổ chức sẽ trao đổi về những khó khăn mình đang gặp phải và cùng tìm lời giải đáp và đặt ra các bài toán đầy thách thức cho startups cùng tham dự. Hai diễn giả cho rằng có rất nhiều các startups thất bại bởi không biết mình đang đứng ở đâu, không biết khách hàng cần gì, phải làm gì cho khách hàng. Hơn nữa thị trường Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp (Business to Business – B2B) ở Việt Nam rất phân mảnh nên việc thuyết phục các doanh nghiệp lớn để mua sản phẩm , dịch vụ của startup là rất khó. Tuy nhiên có khá nhiều doanh nghiệp B2B thành công bởi họ tìm hiểu thị trường rất kĩ lưỡng; họ không đánh vào những doanh nghiệp lớn mà đánh vào những doanh nghiệp nhỏ hơn để phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của mình. Ông Đô cũng đã chia sẻ về sai lầm về  việc đánh rộng thị trường của mình khi bắt đầu khởi nghiệp trong khi cái khó của startup chính là không có nhân lực. Theo ông Đô, Việc đầu tiên mà startup cần làm là đi bán hàng (sale) để biết được khách hàng cần gì, không cần gì, tập trung vào nhóm đối tượng cụ thể mới có thể thành công được.

Bình luận Facebook

Bài viết liên quan

Mục tiêu dự án

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp

Hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp